Lô B2, Khu dân cư Kim Sơn, đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

VIỆC XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

22/07/2022

Administrator

1018

Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người. 

Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người. Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khí những hóa chất rất độc hại dù được xử lý bằng cách chôn lấp hay đốt, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) các loại chất thải ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh đường hô hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư. WHO và WB ước tính hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm do hít phải không khí bị ô nhiễm trong nhà và ngoài trời, đồng thời có khoảng 40 triệu trẻ em mắc các bệnh liên quan đến rác thải. 23% số ca tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên nhân từ các yếu tố môi trường, bao gồm ô nhiễm và các yếu tố rủi ro môi trường liên quan đến hơn 80% các bệnh thường gặp. Rác thải hiện nay đang là vấn đề lớn có tính chất toàn cầu trong bối cảnh đô thị hóa và bùng nổ gia tăng dân số, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống nếu không được xử lý triệt để. Tuy nhiên, với một số nước phát triển họ đã có những công nghệ xử lý rác hiện đại và trở thành nước sạch nhất thế giới. Cụ thể là nhiều quốc gia châu Âu và châu Á sử dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để xử lý rác thải, thậm chí biến rác thải thành năng lượng.

NHẬT BẢN

Phân loại và xử lý rác thải tại Nhật Bản - Du học HAVICO

Quy định đổ rác thải tại Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia xử lý rác thải hiệu quả nhất thế giới, cùng với việc “phân loại rác” chi tiết và tỉ mỉ từ các hộ gia đình.

Hiện tại, công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhật Bản được quản lý theo cấp độ địa phương (quận, huyện). Mỗi địa phương có cách phân loại rác khác nhau nhưng về cơ bản rác thải sinh hoạt tại Nhật được chia thành 4 loại chính: rác đốt được, rác không đốt được, rác nguyên liệu và rác thải cỡ lớn.

Loại rác phổ biến và được thải ra hàng ngày nhiều nhất là rác đốt được, thường là rác thải từ nhà bếp, vụn giấy, quần áo cũ, lá cây... Mỗi loại này sẽ được thu gom theo từng túi nilong riêng, sau đó buộc vào một túi chung. Loại rác này thường được thu gom với tần suất hai lần một tuần. 

Rác không đốt được bao gồm kim loại, thủy tinh, gốm sứ, pin khô và các thiết bị điện gia dụng nhỏ như máy sấy tóc... và thường không phổ biến nên tần suất thu gom mỗi tháng một lần.

Rác nguyên liệu gồm các loại chai lọ thủy tinh, lon nước, báo, tạp chí và thùng carton... được thu gom một lần mỗi tuần. Chai lọ như sữa hoặc đồ uống, được khuyến nghị là rửa sạch trước khi vứt để tránh gây mùi khó chịu cho nhân viên tái chế.     

Với rác thải cỡ lớn gồm các loại chăn đệm, đồ gia dụng như quạt, máy hút bụi, tivi, tủ lạnh, máy in, bàn ghế, đồ chơi trẻ em cỡ lớn, khi đổ loại rác này, người dân phải đăng ký trước và trả phí từ 3.000 đến 10.000 yên (hơn 600.000 đến hơn 2 triệu đồng) tùy kích thước.

Việc xử phạt khi vi phạm quy định về vứt rác tại Nhật rất nghiêm khắc. Vứt rác bừa bãi có thể bị phạt 5 năm tù hoặc 10 triệu yên (2,2 tỷ đồng). Vứt tàn thuốc vào rãnh mương tạm giam một đến 30 ngày, phạt tiền từ 1.000 đến một vạn yên (200.000 đến 2,2 triệu đồng). Vứt rác từ xe hơi bị phạt từ 5 vạn yên (11 triệu đồng).

SINGAPORE

Nghệ thuật xử lý rác ở đất nước siêu sạch Singapore: 90% rác biến thành điện,  10% trở thành đảo du lịch

Nhà máy đốt rác tại Singapore

Để tiết kiệm diện tích đất và giảm lượng rác phải chôn lấp, Singapore triển khai nhiều biện pháp như đầu tư vào công nghệ đốt rác phát điện; tăng cường phân loại rác tại nguồn; phạt nặng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh tái chế rác thải; tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường…

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên ứng dụng hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín. Từ đó có thể xử lý đến 90% lượng rác xả ra mỗi năm. Hiện nay, Singapore có tổng cộng 4 nhà máy đốt rác là Senoko, Tuas, Tuas South và Keppel Seghers Tuas

Nhà máy đốt rác của Singapore vận hành theo quy trình: rác thải được các xe chở rác thu gom rồi chuyển tới nhà máy đốt rác. Tại đây, rác thải sẽ được cân trước khi đổ khỏi xe. Kế đến, rác được dồn vào một hầm chứa đặc biệt với thiết kế ngăn mùi hôi thối thoát ra bên ngoài. Những máy nghiền được vận hành để nghiền nát những rác thải cứng rồi đưa vào lò đốt.

Trong suốt thời gian đốt rác thải, nhiệt từ quá trình đốt sản sinh ra hơi giúp đẩy máy phát tuabin và tạo ra điện. Sau khi đốt hết rác, khói phát ra từ quá trình đốt rác trải qua quá trình lọc cẩn thận giúp loại bỏ những chất gây ô nhiễm độc hại và được xả vào không khí. Thứ còn lại cuối cùng của quá trình đốt rác là tro. Sau khi đổ tro vào những ô trống được chuẩn bị sẵn, người ta còn lấp đất lên. Mục đích là dụ các loài côn trùng và chim chóc đến làm màu mỡ cho đất. Ý tưởng này thành công ngoài mong đợi khi Semakau hiện là điểm quan sát chim nổi tiếng bậc nhất của Singapore.

ĐỨC

Kinh nghiệm du học Đức Archives - EuroCentre

Phân loại rác theo màu mỗi thùng đựng tại Đức

Người dân phân loại rác theo màu, gọi là sáng kiến “Green Dot”. Theo đó, đựng trong thùng màu nâu là các loại rác hữu cơ có thể phân hủy, như thức ăn thừa, rau hoa quả, vỏ trứng, vỏ các loại hạt, bã cà phê và chè, lá cây rụng, cỏ… Rác thải thường không chứa chất độc hại, nhưng khó phân hủy, được đựng trong thùng màu đen như tàn thuốc lá, tro, đầu mẩu thuốc lá, mẩu cao su thừa, băng gạc vệ sinh, bỉm trẻ em, sản phẩm làm từ da và đồ giả da.

Thùng rác màu vàng đựng các loại chất dẻo như túi nilông, đồ hộp/lon rỗng, hộp đựng nước. Thùng đựng rác giấy màu xanh da trời, có thể vứt các loại báo cũ, tạp chí cũ, tờ rơi, sách cũ, bao bì bằng giấy, hoặc bìa cứng. Riêng thùng thủy tinh để vứt chai, lọ là thùng to tròn màu xanh lá cây với nhiều ngăn. Trong đó, chai, lọ thủy tinh bỏ vào một ngăn, còn các chai, lọ nhựa khác bỏ vào ngăn khác và không vứt các loại vỏ chai có thể tái sử dụng.

Ngoài ra, đối với các loại rác cồng kềnh, khó xử lý như đồ nội thất không được phép vứt bừa bãi, mà phải gọi cho công ty môi trường đến thu gom, tân trang và bán ở các khu chợ đồ cũ.

Khi phân loại không đúng, rác sẽ không được thu gom. Nếu bị các công ty môi trường phát hiện vứt rác bừa bãi, người dân có thể bị phạt tiền.

Các nhà sản xuất và bán lẻ phải trả phí cho sản phẩm. Sản phẩm càng có nhiều bao bì đóng gói, mức phí sẽ càng cao. Nhờ quy định này, tỷ lệ giấy, bìa, thủy tinh, kim loại thải ra giảm đáng kể và phải tái chế ít hơn. Ngoài ra, từ năm 2015, Đức cũng áp dụng luật bắt buộc người dân phải thu gom rác hữu cơ để tái chế trong các nhà máy khí sinh học, hoặc dùng làm phân bón. Mỗi năm, Đức tái chế được khoảng 10 triệu tấn rác hữu cơ.

Theo ước tính, việc tái chế rác và biến rác thành năng lượng sẽ giúp Đức tiết kiệm 3,7 tỉ euro mỗi năm. Các hệ thống xử lý rác thải đã giúp tiết kiệm 20% chi phí nhập khẩu kim loại và 3% chi phí nhập khẩu năng lượng.

Các hệ thống xử lý rác thải tiên tiến cần nguồn tiền đầu tư lớn hơn nhiều so với các biện pháp xử lý rác truyền thống. Vì vậy, các doanh nghiệp Đức coi đây là một cơ hội đầu tư, kinh doanh. Họ cho rằng, nhờ các sáng kiến đột phá về xử lý rác thải, các doanh nghiệp Đức hiện đang dẫn đầu thế giới trong một lĩnh vực giàu tiềm năng phát triển.

Một trong những sáng kiến về tái chế rác của Đức được nhiều quốc gia liên minh châu Âu làm theo, đó là nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc hạn chế lượng rác thải. Theo sáng kiến của Đức, các nhà sản xuất và bán lẻ phải trả tiền để có được Green Dot (điểm xanh) in trên bao bì sản phẩm. Nếu lượng bao bì càng lớn, doanh nghiệp càng phải trả nhiều chi phí. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ít giấy hơn, thủy tinh mỏng hơn và hạn chế kim loại, nhờ vậy, lượng rác thải ra môi trường sẽ giảm đi rất nhiều.

THỤY ĐIỂN

Thụy Điển dần tiến tới ngưỡng 0% rác thải sinh hoạt | VOV.VN

Thụy Điển phải nhập rác thải để đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xử lý hoạt động

Theo quy định, tại Thụy Điển, các điểm tái chế rác thải phải được xây dựng trong vòng bán kính khoảng 300 m từ các khu dân cư. Phần lớn người dân có thùng phân loại rác ngay tại gia đình. Người Thụy Điển thường để riêng báo, đồ nhựa, kim loại, thủy tinh, đồ điện tử, pin... vào thùng chứa riêng. Rác thải thực phẩm cũng sẽ được phân tách để tái sử dụng hoặc tái chế.

Rác đã được phân loại sẽ được tập kết tới những thùng chứa đặc biệt ở các tòa nhà, khu dân cư và sau đó được chuyển tới địa điểm tái chế. Tại đây, báo sẽ được nghiền thành bột giấy, chai lọ được tái sử dụng hoặc nung chảy để sản xuất các sản phẩm mới. Rác thải nhựa sẽ được tái chế thành nhựa nguyên liệu. Thực phẩm được ủ hoặc xử lý hóa học để trở thành phân bón hoặc khí sinh học.

Tại Thụy Điển, các xe chở rác thường chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh học. Một số xe chở rác đặc biệt sẽ chạy quanh thành phố để thu nhặt các loại rác thải nguy hại như đồ điện tử hay hóa chất. Thuốc men người dân sử dụng còn dư sẽ được đưa tới nhà thuốc để được xử lý an toàn. Những loại rác thải cỡ lớn như nội thất hư hỏng hay tivi cũ được đưa tới trung tâm tái chế ở ngoại ô thành phố. 

Khoảng một nửa tổng lượng rác thải hộ gia đình của Thụy Điển được đưa tới các lò đốt để chuyển thành năng lượng. Sau nhiều thập kỷ phát triển, công nghệ tái chế rác ngày càng trở nên hiệu quả và hệ thống nhà máy đốt rác đã được nhân rộng trên khắp cả nước. Đến nay, tại Thụy Điển đã có 32 nhà máy tái chế rác thải. 

Sau quá trình đốt rác, lượng tro thu được chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng rác thải ban đầu. Từ số tro này, kim loại sẽ được tách riêng và tái chế, phần còn lại được sàng lọc để đưa vào một số công trình xây dựng, ví dụ làm đường.

Khoảng 1% lượng rác thải không thể tái chế còn lại được đưa tới bãi chôn lấp. Với công nghệ tiên tiến, khói từ các lò đốt rác của Thụy Điển bao gồm 99,9% carbon dioxide và nước nhưng vẫn được tiếp tục lọc qua các hệ thống lọc. Bùn từ hệ thống lọc này sẽ được sử dụng để lấp đầy các mỏ quặng bị bỏ hoang.

ÁO

CÁC QUỐC GIA CÓ TỈ LỆ TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA CAO NHẤT THẾ GIỚI -  Biopolymer.vn

Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET

Áo chú trọng phát triển các công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải. Một công ty công nghệ sinh học của nước này phát triển phương pháp sử dụng enzyme từ vi khuẩn để tái chế nhựa PET - loại nhựa thường được dùng để sản xuất chai nhựa đựng nước dùng một lần. Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.

Bên cạnh đó, Áo cùng đạt được những thành công nhất định trong việc phân loại rác thải và giảm số lượng bãi chôn lấp rác. Ở quốc gia này, rác thải được phân loại trước khi mang vứt. Rác được để trong túi bóng trong suốt có thể nhìn thấy bên trong. Nếu bạn để chúng trong túi có màu không nhìn thấy được, sẽ có trường hợp rác không được thu gom.

Hàng nghìn thùng nhựa chứa rác chờ tái chế hiện diện trên các con phố mỗi tuần. Rác được phân loại tỉ mỉ trước khi đưa đến các nhà máy tái chế để tiếp tục vòng đời trong một hình dạng khác. Các thùng nhựa đựng rác tái chế được tập trung về Trung tâm Tái chế để nhà máy tiếp tục hoàn tất quá trình phân loại rác. Với những đồ vật cồng kềnh như giường, tủ…, người dân phải gọi công ty xử lý rác thải và trả một khoản phí thu gom.

Bài viết này đã tham khảo, tổng hợp và chọn lọc từ một số nguồn uy tín, chính thống. Mong rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc.

TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY QUAN TÂM GIẢI PHÁP ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ HÌNH THỨC ESCO?

Nếu Doanh nghiệp còn đang băn khoăn về những lợi ích từ ĐMTMN hình thức ESCO, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0856399630 ( Ms. Nga)

Tác động môi trường của phát triển điện gió trên vùng biển Việt Nam

Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì nhu cầu về điện tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng. Trong những năm vừa qua, các nguồn sản xuất điện truyền thống như nhiệt điện, khí điện, thủy điện, hạt nhân…

Thách thức phải đối mặt của Việt Nam về tài nguyên nước

Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Mặc dù, chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian...

Tái chế tấm pin năng lượng mặt trời

Điện năng lượng mặt trời luôn được coi là một nguồn năng lượng sạch, các vật liệu chính của nguồn điện này là tấm pin mặt trời được đánh giá là thân thiện môi trường...

17 Mục tiêu phát triển bền vững

17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỰ SỐNG

Biển đổi khí hậu được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

 

ƯU ĐIỂM NỔI TRỘI CỦA ĐIỆN HẠT NHÂN

Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HIỆN NAY

Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO.

Quy định mới về Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.

Copyright © 2022 - CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ENVIGREEN. All rights reserved. Design by i-web.vn