Lô B2, Khu dân cư Kim Sơn, đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

Quy định mới về Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt

26/08/2022

Administrator

788

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.

1. Các quy định mới về quản lý CTRSH

1.1. Các quy định mới

Tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành đã đưa ra các quy định mới liên quan đến quản lý CTRSH, cụ thể như sau:

- Đưa ra quy định CTRSH được phân loại theo nguyên tắc thành 03 loại là chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác và chất thải cồng kềnh; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, lộ trình thực hiện chậm nhất là 31/12/2024.

- Đưa ra quy định về nguyên tắc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH được tính dựa trên khối lượng CTRSH phát sinh và đã được phân loại theo quy định. Cụ thể, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại theo quy định không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý, trường hợp không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác, lộ trình thực hiện chậm nhất là 31/12/2024.

1.2. Các quy định để đảm bảo thực thi

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. 

- Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định;

- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký quỹ khi có hoạt động chôn lấp chất thải; không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã; 

- Quy định tổ dân phố, tổ chức chính trị xã hội phối hợp đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc điểm tập kết đúng quy định; giám sát và công khai hành vi vi phạm của hộ gia đình, cá nhân trong phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt;

- Giao Bộ TNMT giúp Chính phủ làm đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn, trong đó bao gồm các nội dung về cơ chế, chính sách...và việc hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Quy định cụ thể về vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH như tiêu chí lựa chọn công nghệ, lộ trình hạn chế chôn lấp trực tiếp chất thải...;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; 

+ Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; 

+ Lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

+ Quy định cụ thể lộ trình, hình thức và mức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh; 

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền.

- Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân.

- Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (trên 300 kg/ngày) phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:

+ Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn (thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật);

+ Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển có hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định;

+ Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển có hợp đồng chuyển giao với cơ sở tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+ Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải;

+ Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bằng phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc sản xuất phân bón phù hợp đối với chất thải thực phẩm.

- Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; chi trả giá dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định cụ thể của chính quyền địa phương.

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định rõ giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (là chi phí hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt) và giá dịch vụ áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (là chi phí mà Ủy ban nhân dân các cấp chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở được lựa chọn theo quy định để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt). Thông tư cũng đưa ra quy định nguyên tắc định giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể như sau:

+ Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương;

+ Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được tính trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.

Đặc biệt, Thông tư đã đưa ra hướng dẫn liên quan đến nội dung thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp sau:

- Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt. Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt;

- Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với trường hợp thực hiện theo hình thức thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư đưa ra quy định về yêu cầu kỹ thuật như sau:

- Có quy cách, kiểu dáng, kích thước cụ thể, thể tích khác nhau theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm dễ dàng phân biệt với các loại bao bì thông thường khác. Mỗi loại bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thể tích khác nhau tương ứng với mức giá bán khác nhau;

- Bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;

- Chất liệu bao bì đựng chất thải phải phù hợp với công nghệ xử lý chất thải của địa phương. Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học;

- Bao bì đựng chất thải thực phẩm hoặc có lẫn chất thải thực phẩm phải đảm bảo tránh rò rỉ nước và phát tán mùi;

- Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thiết kế dễ buộc, dễ mở, bảo đảm chất thải rắn sinh hoạt không rơi vãi và thuận tiện cho việc kiểm tra;

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được lưu chứa trong các bao bì thông thường, bảo đảm có khả năng lưu chứa và không gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Thông tư đưa ra quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 31.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trong năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Ban hành và công bố Danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến cáo áp dụng tại Việt Nam, làm cơ sở cho các địa phương tổ chức triển khai;

- Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bãi chôn lấp chất thải rắn và về lò đốt chất thải;

- Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với vùng miền, khu vực đô thị và nông thôn để triển khai thực hiện; triển khai thí điểm các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình và cá nhân tại một số địa phương;

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, trong đó có các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

2.2. Trách nhiệm của các địa phương

Để công tác quản lý CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được nhanh chóng thực thi, các địa phương cần quan tâm tổ chức thực hiện tốt các nội dung như sau:

a) Đối với UBND cấp tỉnh

- Tổ chức thực hiện tốt các quy định mới của Luật BVMT 2020 và văn bản quy định chi tiết thi hành, trong đó đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, của người dân và doanh nghiệp. 

- Thực hiện thí điểm, sớm hơn lộ trình quy định của Luật BVMT 2020 trong việc triển khai cơ chế phân loại rác thải tại nguồn; thu giá, phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo khối lượng, bao bì chứa tại một số tỉnh, thành phố lớn.

- Triển khai thực hiện hiệu quả quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, ưu tiên khuyến khích doanh nghiệp chủ động xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì sau xử lý của mình.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là trong việc khuyến khích đầu tư xây dựng và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, triển khai áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về BVMT và Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án, phát huy và đa dạng hóa nhiều nguồn lực cho xử lý chất thải.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực: các địa phương cần bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bố trí đủ kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; 

- Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;

- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt;

- Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;

- Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.

Bài viết này đã tham khảo, tổng hợp và chọn lọc nội dung từ TẠP CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM. Mong bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. 

 

 

TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY QUAN TÂM GIẢI PHÁP ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ HÌNH THỨC ESCO?

Nếu Doanh nghiệp còn đang băn khoăn về những lợi ích từ ĐMTMN hình thức ESCO, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0856399630 ( Ms. Nga)

Tác động môi trường của phát triển điện gió trên vùng biển Việt Nam

Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì nhu cầu về điện tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng. Trong những năm vừa qua, các nguồn sản xuất điện truyền thống như nhiệt điện, khí điện, thủy điện, hạt nhân…

Thách thức phải đối mặt của Việt Nam về tài nguyên nước

Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Mặc dù, chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian...

Tái chế tấm pin năng lượng mặt trời

Điện năng lượng mặt trời luôn được coi là một nguồn năng lượng sạch, các vật liệu chính của nguồn điện này là tấm pin mặt trời được đánh giá là thân thiện môi trường...

17 Mục tiêu phát triển bền vững

17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.

VIỆC XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người. 

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỰ SỐNG

Biển đổi khí hậu được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

 

ƯU ĐIỂM NỔI TRỘI CỦA ĐIỆN HẠT NHÂN

Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HIỆN NAY

Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO.

Copyright © 2022 - CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ENVIGREEN. All rights reserved. Design by i-web.vn