01/08/2022
Administrator
1731
Biển đổi khí hậu được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu. Ví dụ: ấm lên, lạnh đi.v.v. hay sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH. BĐKH sẽ có tác động hết sức to lớn đến sự sống cũng như hoạt động của con người nói riêng và của các sinh vật trên trái đất nói chung. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và của các sinh vật trên trái đất;
- Mực nước biển dâng cao do băng tan dẫn tới gây ngập úng ở các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu đã tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống còn của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và các hoạt động có liên quan đến sự sống của con người;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và của các địa quyển.
CÁC NGUỒN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG - GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Sản xuất năng lượng
Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời. Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí.
Sản xuất hàng hoá
Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch. Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.
Chặt phá rừng
Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Sử dụng phương tiện giao thông
Hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch. Theo đó, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit. Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong. Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục tăng. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên quan đến năng lượng. Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải trong những năm tới.
Sản xuất lương thực
Quá trình sản xuất lương thực thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là nhiên liệu hoá thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá. Tất cả những hoạt động này khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực.
Cấp điện cho các toà nhà
Các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn cầu. Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây.
Tiêu thụ quá mức
Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào việc phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hoá như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên quan đến các hộ gia đình. Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỰ SỐNG
Mực nước biển dâng
Nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng tăng. Nhiệt độ tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới tăng theo.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.
Nắng nóng
Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần.
Theo các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo.
Bão và lũ lụt
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.
Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.
Hạn hán
Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hoành hành.
Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn.
Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp bênh.
Dịch bệnh
Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
Thiệt hại kinh tế
Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các Chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Năm 2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD.
Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các Chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng biên giới.
Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD.
Giảm đa dạng sinh học
Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.
Con người cũng không thể thoát khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ giảm theo.
Hủy diệt hệ sinh thái
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
Bài viết này đã tham khảo, tổng hợp và chọn lọc từ một số nguồn uy tín, chính thống. Mong rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc.
07/03/2022 Lượt xem: 2100
Nếu Doanh nghiệp còn đang băn khoăn về những lợi ích từ ĐMTMN hình thức ESCO, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0856399630 ( Ms. Nga)
05/07/2022 Lượt xem: 2106
Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì nhu cầu về điện tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng. Trong những năm vừa qua, các nguồn sản xuất điện truyền thống như nhiệt điện, khí điện, thủy điện, hạt nhân…
20/07/2022 Lượt xem: 2052
Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Mặc dù, chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian...
20/07/2022 Lượt xem: 1874
Điện năng lượng mặt trời luôn được coi là một nguồn năng lượng sạch, các vật liệu chính của nguồn điện này là tấm pin mặt trời được đánh giá là thân thiện môi trường...
20/07/2022 Lượt xem: 1392
17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.
22/07/2022 Lượt xem: 1597
Rác thải gây ra rất nhiều vấn đề, như: mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Rác thải không được thu gom, tồn đọng, lâu ngày sẽ sinh ra các tác nhân tác động đến sức khoẻ con người.
05/08/2022 Lượt xem: 1920
Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.
12/08/2022 Lượt xem: 3198
Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO.
26/08/2022 Lượt xem: 1364
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.