Lô B2, Khu dân cư Kim Sơn, đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

PHÂN LOẠI CÁC TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

20/05/2022

Administrator

1082

Xu hướng chuyển sang sử dụng năng lượng sạch - năng lượng xanh đang ngày càng tăng cao và nhận được sự quan tâm lớn đối với các quốc gia trên thế giới, khi vấn đề bảo vệ môi trường đang được xem là chủ đề trên nhiều diễn đàn, hội thảo nhằm  giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, giảm phát thải ra môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Điển hình là năng lượng mặt trời, hiện nay là nguồn năng lượng được khai thác rộng khắp và ứng dụng tiêu biểu là sản xuất điện thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời.

Pin năng lượng mặt trời có mấy loại và phân biệt các loại tấm pin như thế nào? Căn cứ vào vật liệu chế tạo và giá thành, hiện nay, pin mặt trời được chia làm 3 loại là pin mặt trời đơn tinh thể (mono), pin mặt trời đa tinh thể (poly), pin mặt trời phim mỏng (thin-film). Tìm hiểu ngay các đặc điểm riêng và đối tượng nên dùng từng loại pin này tại đây.

CÓ 3 LOẠI PHỔ BIẾN ĐƯỢC ĐƯA VÀO SỬ DỤNG HIỆN NAY 

1. Tấm pin mặt trời mono

Tấm pin mặt trời mono nổi bật với các đặc điểm sau:

Chất liệu Tấm pin gồm có các solar cell (tế bào quang điện) được chế tạo từ các tấm silic. Mỗi tấm silic là một lá cắt tinh thể silic đơn, tinh khiết. Trong quá trình sản xuất, người ta gắn lớp nhôm dẫn điện và các lớp bảo vệ khác lên tấm wafer (miếng silic mỏng có độ dày khoảng 0,76mm) để tránh tác động từ môi trường. Sau đó, người ta lắp các tấm wafer theo từng hàng, cột tạo thành hình chữ nhật và phủ kính, đóng khung lại làm nên tấm pin mặt trời.
Cách nhận biết
  • Màu sắc: Tấm pin có màu đen do ánh sáng tác động đến tinh thể silic nguyên chất và phản xạ lại.
  • Hình dáng: Các tế bào quang điện có hình vuông vạt góc và được xếp nối tiếp nhau và tạo ra các khoảng hình thoi màu trắng.
  • Kích thước: Trước đây, số lượng tế bào quang điện khoảng 60. Sau này, số lượng cell được nâng lên thành 120 – 144.
Đối tượng sử dụng Những nơi ít nắng như miền Bắc, có diện tích lắp đặt nhỏ
Hiệu suất
  • Hiệu suất chuyển đổi (khoảng 20%) và công suất cao hơn tấm pin poly và tấm pin thin-film
  • Công suất khoảng 300 – 450W
Giá thành
  • Giá cao hơn tấm pin poly và tấm pin thin-film
  • Tế bào quang điện pin mono được chế tạo từ một tinh thể silic duy nhất. Quá trình tạo ra tinh thể này (quá trình Czochralski) khó, tiêu hao nhiều năng lượng và tạo ra nhiều mảnh silic thừa nên chi phí cao
Ưu điểm Hiệu suất và công suất cao
Nhược điểm Giá cao
Bảng phân tích – đánh giá tấm pin Mono
 
tắm pin mặt trời mono
Tấm pin năng lượng mặt trời mono có hiệu suất khoảng 20% và công suất cao nhất

2. Tấm pin mặt trời poly

So với tấm pin mặt trời mono, tấm pin mặt trời poly có nhiều điểm giống và khác biệt:

Chất liệu Tấm pin mặt trời poly cũng gồm các solar cell (tế bào quang điện) được chế tạo từ các tấm silic. Nhưng mỗi tấm silic này lại được cấu tạo từ nhiều mảnh tinh thể silic nung nóng chảy trong khuôn, để nguội, cắt ra thành tấm wafer.
Cách nhận biết
  • Màu sắc: Tấm pin mặt trời poly có màu hơi xanh lốm đốm do ánh sáng tác động đến các mảnh silic trong cell phản xạ theo nhiều hướng khác nhau. Nếu sử dụng công nghệ Black Silicon, phủ thêm một lớp cấu trúc nano lên bề mặt, tỉ lệ phản xạ ánh sáng xuống tấm pin bị giảm xuống mức tối đa, tấm pin trông đen hơn các tấm pin poly bình thường nhưng vẫn có những đốm xanh rõ nét.
  • Kích thước: Tấm pin có khoảng 60 tế bào quang điện.
Đối tượng sử dụng Những nơi có số giờ nắng nhiều, nắng quanh năm như miền Nam
Hiệu suất Hiệu suất chuyển đổi (khoảng 15 – 19%) và công suất thấp hơn tấm pin mono
Giá thành Giá thấp hơn tấm pin mono. Do tế bào quang điện của tấm pin poly được sản xuất  từ các mảnh silic nên quá trình sản xuất đơn giản hơn, không tốn kém nhiều và chi phí sản xuất thấp hơn.
Ưu điểm
  • Giá thành phải chăng, thấp hơn pin mono
  • Có độ giãn nở và khả năng chịu nhiệt cao.
  • Hiệu suất làm việc ngoài nắng cao.
Nhược điểm Độ ổn định về cấu trúc và tính bền vững không cao

 

Tuổi thọ thấp hơn pin mono khi làm việc trong cùng điều kiện ánh sáng.

Hiệu suất và công suất thấp hơn tấm pin mono

Bảng phân tích – đánh giá tấm pin Poly

Tấm pin năng lượng mặt trời poly
Tấm pin năng lượng mặt trời poly có hiệu suất 15 – 19% và giá thành phải chăng

3. Tấm pin mặt trời thin-film

Đặc điểm chi tiết như sau:

Chất liệu Được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau:

 

  • Phổ biến nhất là cadmium Telluride (CdTe): Tấm pin này gồm có một lớp CdTe ở giữa và các lớp màng dẫn trong suốt ở hai bên giúp hấp thu ánh sáng mặt trời. Phía trên cùng là lớp kính giữ vai trò bảo vệ.
  • Silic vô định hình (a-Si): Silic không kết tinh đặt trên nhựa hoặc thủy tinh, kim loại (thường là nhôm) để tạo thành tấm pin.
  • Copper Indium Gallium Selenide (CIGS): Gồm 4 thành phần đặt giữa hai lớp dẫn điện như nhựa, thủy tinh, thép, nhôm. Mặt trước và mặt sau tấm pin là các điện cực có tác dụng thu dòng điện.
Cách nhận biết
  • Màu sắc: Tùy theo chất liệu cấu tạo, tấm pin thin-film có thể có màu đen hoặc xanh.
  • Kích thước: Các tế bào trong tấm pin thin-film mỏng hơn các tấm tinh thể trong tấm pin mono và tấm pin poly khoảng 350 lần. Do đó, tấm pin thin-film mỏng hơn tấm pin mono và tấm pin poly. Kích thước của tấm pin thin-film không theo một tiêu chẩn nhất định và không đồng đều.
Đối tượng sử dụng Pin thin-film có thể tích hợp với vật liệu xây dựng để tạo ra ngói năng lượng mặt trời. Loại pin này thường được lắp đặt ở nơi hay di chuyển hoặc không thể chịu được trọng lượng của các thiết bị năng lượng mặt trời truyền thống.
Hiệu suất Hiệu suất pin khoảng 11%. Hiệu suất cụ thể tùy theo chất liệu tạo ra các cell. Công suất được xác định dựa trên kích thước vật lý nên không cố định. Tuy nhiên nếu tính công suất trên m2 thì công suất  tấm pin thin-film thấp hơn công suất tấm pin mono và tấm pin poly.
Giá thành
  • Chi phí sản xuất pin: Giá pin thin-film phụ thuộc vào chất liệu. Xếp theo mức giá từ thấp đến cao là CdTe, silicon vô định hình (a-Si), CIGS. Nhìn chung, giá pin thin-film thấp hơn giá pin mono và pin poly. Cả trong trường hợp cùng làm từ chất liệu silic, tấm pin thin-film cũng có giá thấp hơn do không phải làm thao tác cắt thỏi silicon.
  • Chi phí thi công, lắp đặt tấm pin thin-film: Rẻ hơn vì tấm pin này nhẹ, cơ động, lắp đặt dễ dàng, ít tốn công sức.
Ưu điểm
  • Nhẹ, linh hoạt, dễ lắp đặt
  • Giá pin và chi phí thi công, lắp đặt đều rẻ
Nhược điểm
  • Hiệu suất và công suất thấp.
  • Khi lắp đặt cần có điểm tựa

Bảng phân tích – đánh giá tấm pin Thin-Film

tầm pin thin film
Pin năng lượng mặt trời thin-film mỏng, nhẹ, giá thành thấp nhưng hiệu suất chỉ khoảng 11%

Dù tấm pin thin-film có giá rẻ hơn nhưng tấm pin mono, poly vẫn được lắp đặt nhiều nhất. Bởi vì hai loại tấm pin này cho sản lượng điện cao hơn tấm pin thin-film.

 

Chi phí lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời tại Envigreen luôn đảm bảo cạnh tranh so với thị trường, giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cao nhất trong quá trình vận hành hệ thống.

Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn về việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, và bạn đang cần tìm một đơn vị với kinh nghiệm, độ uy tín và đảm bảo chất lượng về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Envigreen theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ENVI GREEN
Trụ sở chính: Lô B2, KDC Kim Sơn, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Chi nhánh: Số 9A, đường 72M, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
Website: envigreen.vn
Email: envigreenchupham@gmail.com
Hotline: 0856399630 ( Ms. Nga)

Copyright © 2022 - CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ENVIGREEN. All rights reserved. Design by i-web.vn